Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm gì?

admin
Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm gì?

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm gì?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 1 Mục 1 Phần thứ nhất Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Ngành Y tế giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 3544/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN VÀ KHÍ HẬU VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM Y TẾ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, THẢM HỌA
1. Điều kiện tự nhiên
[...]
b) Đặc điểm khí hậu Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt, miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô; chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Đặc điểm về hình thái thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành hầu hết các loại hình thiên tai, cùng với những tác động thiếu bền vững về kinh tế xã hội ở trong nước, các quốc gia có chung đường biên giới và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nước biển dâng, các loại hình thiên tai có diễn biến với xu thế ngày càng cực đoan, tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng lớn ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
[...]

Như vậy, Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt, trong đó khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới phân chia thành 2 mùa mưa, khô rõ rệt.

Còn miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm; miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/18122024/khi-hau-viet-nam.jpg

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Khí hậu miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm gì? (Hình từ Internet)

Phía Bắc Việt Nam giáp với nước nào?

Căn cứ theo tiết a Tiểu mục 1 Mục 1 Phần thứ nhất Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Ngành Y tế giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 3544/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN VÀ KHÍ HẬU VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM Y TẾ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, THẢM HỌA
1. Điều kiện tự nhiên
a) Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, tổng diện tích đất liền là 329.241 km²; phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia với đường biên giới đất liền dài 3.730 km; phía Đông, Nam và Tây Nam là Biển Đông và Vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 3.260km. Địa hình, địa chất rất đa dạng, bao gồm ba dạng địa hình chính là đồi, núi và đồng bằng; trong đó: đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ được hình thành qua quá trình vận động và phát triển lâu dài; địa hình đồi núi rất đa dạng về cao độ và hướng; kéo dài trên 1.400 km từ cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) đến vùng Đông Nam Bộ; Đồng bằng chiếm 1/3 diện tích, nằm ở hạ lưu các con sông, trong đó: rộng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long; vùng ven biển và hải đảo, nước ta có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ phân bố dọc theo đường bờ biển chạy dài từ Bắc đến Nam theo hướng kinh tuyến, kéo từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang), với tổng chiều dài bờ biển là 3.260 km. Đặc điểm nổi bật bờ biển nước ta là khúc khuỷu, nhiều eo, vụng, vũng ven bờ, trung bình 20 km chiều dài đường bờ biển có một con sông chảy cắt ngang với tổng số khoảng 114 cửa sông đổ ra biển. Với địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi, chia cắt mạnh; vùng đồng bằng, trừ hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, các đồng bằng miền Trung đều nhỏ hẹp; đường bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam. Do vậy thường xuyên chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, bão, lũ, nước biển dâng và các tác động từ biển.

Theo đó, Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, tiếp giáp với nước Trung Quốc ở phía Bắc.

Ngày khai sinh ra nước Việt Nam là ngày nào?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 1 Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2021) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2020 quy định như sau:

I. TỪ QUỐC DÂN ĐẠI HỘI TÂN TRÀO ĐẾN CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ ĐẦU TIÊN
[...]
2. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và những quyết định đi đến ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhân dân Việt Nam đã nhất tề nổi dậy. Cuộc Tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng giành được thắng lợi, tiêu biểu là khởi nghĩa ở Hà Nội (ngày 19/8/1945), Huế (ngày 23/8/1945), Sài Gòn (ngày 25/8/1945). Chính quyền trong cả nước đã thuộc về nhân dân. Vua Bảo Đại xin thoái vị để “được làm dân tự do của một nước độc lập”.
Ngày 25/8/1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc giải phóng do Quốc dân Đại hội Tân Trào cử ra được cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam “một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ cộng hòa chính thức”.
Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[...]

Như vậy, ngày khai sinh ra nước Việt Nam là ngày 02/9/1945. Ngày 02/9/1945 cũng chính là ngày Quốc khánh của nước ta.