Tuyển chọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều năm 2024 có đáp án, chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 3 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3.
Top 30 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 2 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử Đề Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CD
Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Quảng cáo
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Xem đề thi
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Cánh diều
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều
Xem đề thi
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
Xem đề thi
Quảng cáo
Xem thêm bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 hay khác:
Top 30 Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024
Top 30 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024
Top 30 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều
Xem thử Đề Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CD
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3
(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian làm bài: .... phút
Quảng cáo
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CHIM LÀM TỔ
Có rất nhiều loài chim tuy nhỏ nhưng làm tổ rất khéo léo, chúng quả là những kiến trúc sư vĩ đại trong thế giới loài chim.
Chim chào mào làm tổ trên những cành cây vững chắc để tránh mưa gió. Chúng đan rễ cây khô thành hình tròn như chiếc bát con, rải những sợi rác nhỏ và hoa cỏ khô, vừa êm ái, vừa khô ráo vào bên trong.
Chim liếc biếc làm tổ rất cầu kì trong những bụi cây cỏ thấp lúp xúp ngoài đồng, thiết kế tổ như một cái bình cổ cong, bên trong là những lớp hoa cỏ khô và mượt, đan bện rất khéo.
Quảng cáo
Chim chích thường chọn loại cây lá to, khâu hai chiếc lá lại với nhau, sau đó chúng tha rác và hoa khô về để xây tổ, tạo nên sự êm ấm, mềm mại. Thoáng trông rất khó nhận ra tổ chim chích và những chiếc lá khác.
Chim sít làm tổ trên cây vầu. Chúng phủ lá tre, nứa khô bên ngoài, sau đó đan lớp hoa cỏ khô thật dày bên trong. Miệng tổ được làm rất nhỏ đề tránh mưa gió.
(Theo Bích Hà)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
Câu 1. Những con chim khéo làm tổ được gọi là gì?
a. Những kiến trúc sư tí hon trong thế giới loài chim.
b. Những kiến trúc sư vĩ đại trong thế giới loài chim.
c. Những kiến trúc sư tài năng trong thế giới loài chim.
Câu 2. Bài đọc nhắc tới những con chim nào khéo làm tổ?
a. chim chào mào, chim liếc biếc, chim chích, chim sít.
b. chim chào mào, chim sẻ, chim gáy, chim sít.
c. chim chào mào, chim sâu, chim sơn ca, chim sít.
Câu 3. Chim thường làm tổ bằng gì?
a. Bằng rác và hoa cỏ khô tạo sự êm ái.
b. Bằng rễ cây tạo sự bền chắc.
c. Bằng lá khô tạo sự khô ráo.
Câu 4. Bài đọc cung cấp cho em những hiểu biết gì về loài chim?
a. Rất khéo léo.
b. Rất cần mẫn.
c. Rất yêu cuộc sống.
d. Rất vui vẻ.
Câu 5. Dựa vào bài đọc, điền thông tin thích hợp vào bảng:
Loại tổ chim | Vị trí | Đặc điểm |
Tổ chim sít | ...................................... | ............................................... |
Tổ chim chào mào | ...................................... | ............................................... |
Tổ chim liếc biếc | ...................................... | ............................................... |
Tổ chim chích | ...................................... | ............................................... |
Câu 6. Viết 1 – 2 câu nêu cảm nhận của em về loài chim mà em yêu thích.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 7. Xếp các từ trong khung có nghĩa giống nhau vào cột thích hợp:
cần cù, phấn khởi, cần mẫn, phấn chấn, chăm chỉ, hân hoan,
siêng năng, chịu khó, lí do, vui vẻ, phấn khích, khấp khởi, mừng rỡ
Từ thể hiện sự chăm chỉ |
Từ thể hiện niềm vui sướng |
........................................................... ........................................................... |
........................................................... ........................................................... |
Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:
a. Học sinh nghỉ hè vào tháng Sáu.
.............................................................................................................................
b. Tháng Ba, hoa gạo nở đỏ rực.
.............................................................................................................................
c. Chim thường làm tổ xong trước khi đẻ trứng.
.............................................................................................................................
d. Cầu vồng hiện lên khi có nắng sau cơn mưa.
.............................................................................................................................
Câu 9. Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:
a. Trong ảnh, chú chim bói cá đang làm gì? .......................................................................................... b. Chú ta đậu ở đâu? .......................................................................................... c. Chú ta sẽ làm gì với con cá? .......................................................................................... d. Theo em, vì sao chú ta được gọi là chim bói cá? .......................................................................................... |
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Cậu bé thông minh
Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?
Vua bậc cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lại một lần nữa.
Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẽ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, và nói:
Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi một chiếc kim này thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)
Dựa vào Câu 9, viết đoạn văn kể lại hoạt động kiếm mồi của chim bói cá.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3
(Bộ sách: Cánh diều)
Thời gian làm bài: .... phút
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Chia sẻ niềm vui
Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có một bức ảnh làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi.
Con trai tôi sốt sắng nói:
- Trường con đang quyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ.
- Bố mẹ giúp con chuẩn bị nhé? Mẹ còn muốn đóng một thùng riêng gửi tặng hai mẹ con trong bức ảnh này.
Chúng tôi cùng cậu con trai chất vào hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng…Đứng nhìn bố mẹ và anh sắp xếp, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay. Tay nó ôm chặt con búp bê tóc vàng. Đó là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó hôn tạm biệt con búp bê rồi bỏ vào thùng. Tôi bảo:
- Con gửi cho em thứ khác cũng được. Đây là con búp bê mà con thích nhất mà.
Con gái tôi gật đầu:
- Em bé nhận được sẽ rất vui, mẹ ạ.
Tôi xúc động nhìn con. Ôi, con gái tôi đã biết chia sẻ niềm vui để em bé kia cũng được vui!
MINH THƯ
Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ở đoạn 1, điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động? (0.5 điểm)
A. Những thông tin từ các bài báo về một cơn bão mới.
B. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà mới.
C. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà đổ nát.
Câu 2. Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá? (0.5 điểm)
A. Cậu con trai sốt sắng báo tin nhà trường đang quyên góp và cùng bố mẹ chuẩn bị sách vở, quần áo, đồ dùng…giúp đồng bào bị bão tàn phá.
B. Cả nhà tham gia vận động mọi người giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tặng em nhỏ một chú gấu bông.
Câu 3. Bé gái tặng gì cho em nhỏ ? (0.5 điểm)
A. Quần áo, sách vở, một số đồ dùng cá nhân.
B. Con búp bê mà bé yêu thích nhất.
C. Con gấu bông mà bé yêu thích nhất.
Câu 4. Em có nhận xét gì về hành động của bé gái trong câu chuyện? (0.5 điểm)
A. Bé gái tối bụng, biết cùng cả nhà chia sẻ đồ dùng cho đồng bào vùng bị bão tàn phá.
B. Bé gái tốt bụng, biết tặng món đồ chơi yêu thích nhất cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tốt bụng, biết chia sẻ niềm vui của mình cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
Câu 5. Cho biết câu văn sau đây thuộc kiểu câu nào ? (0,5 điểm)
Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay.
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 6. Nhóm từ ngữ nào sau đây không phải là nhóm từ ngữ chỉ cộng đồng: (0,5 điểm)
A. Bản làng, dòng họ, lớp học, trường học.
B. Thôn xóm, dòng họ, trường học, khu phố.
C. Bản làng, đoàn kết, dòng họ, lớp học.
Câu 7. Đặt một câu có từ ngữ chỉ cộng đồng? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Nêu ý nghĩa của bài đọc Chia sẻ niềm vui? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 9. Qua bài đọc Chia sẻ niềm vui, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
..............................................................................................................................................
B. Kiểm tra viết
I. Bài viết - nghe - viết (3 điểm):
Phố phường Hà Nội
(Trích)
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà,
Quanh đi đến phố Hang Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh...
Ca dao
II. Bài viết: (6 điểm)
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện em đã đọc hoặc bộ phim em đã xem.
Gợi ý:
- Tên truyện (phim) đó là gì?
- Em thích nhân vật nào trong truyện (phim) đó?
- Nhân vật ấy có đặc điểm hoặc hoạt động gì khiến em yêu thích?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Trường Tiểu học .....
Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3
(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)
Thời gian làm bài: .... phút
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CHÚ DẾ SAU LÒ SƯỞI
Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.
Bỗng dưng! … Hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”
Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:
- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?
Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.
Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.
(G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
Câu 1: Buổi tối ấy, trong căn phòng yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?
a. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ.
b. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh.
c. Âm thanh kéo dài lạnh lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi.
Câu 2: Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?
a. Trở thành người nhạc sĩ.
b. Trở thành người ca sĩ.
c. Trở thành người nhạc công.
Câu 3: Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô-da trước công chúng thủ đô nước Áo?
a. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.
b. Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu!”.
c. Cả hai chi tiết nói trên.
Câu 4: Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn?
a. Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi.
b. Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ.
c. Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da.
Câu 5: Viết 1 – 2 câu nêu cảm nhận của em về nhạc sĩ Mô-da
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 6: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho mỗi câu sau.
a. Tính thỏ hiền lành nhân hậu còn gà trống nhanh nhẹn thông minh.
b. Tiếng cười nói xôn xao tiếng mái chèo khua nước ven sông người lên bến xuống thuyền nhộn nhịp.
Câu 7: Nối các hình ảnh sau với từ ngữ chỉ môn nghệ thuật tương ứng.
Câu 8: Viết 2 câu và gạch chân dưới phần trả lời câu hỏi Để làm gì?.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Câu 9: Đặt một câu cảm và một câu khiến trong tình huống sau:
a. Bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em.
.............................................................................................................................
b. Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
.............................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát “Tiến quân ca” trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài ca đã nhanh chóng phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca. Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn vẽ tranh và làm thơ.
2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)
Đề bài: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
Gợi ý:
+ Đó là buổi biểu diễn gì ?
+ Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?
+ Em cùng xem với những ai ?
+ Buổi diễn có những tiết mục gì ?
+ Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.
Xem thử Đề Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề Tiếng Việt 3 CD
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học