Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Hay nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức.

admin

Với soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trang 74, 75, 76 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Kết nối tri thức

Soạn bài: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Cô Nguyễn Bích Phương (Giáo viên VietJack)

* Trước khi đọc

Quảng cáo

Câu hỏi (trang 74 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Khi được nhìn trực tiếp những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu, tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ, tự hào với tri thức của cha ông ta. Những người được khắc tên trên bia tiến sĩ đều là những nhà nho trí thức rất tài năng, học bác uyên thâm. Điều này cho thấy nước ta thời bấy giờ rất thịnh vượng, biết trọng dụng người tài.

- Tôi đã từng nghe câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trên báo đài thuộc các chương trình khoa học, xã hội, được nhìn trực tiếp tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và ở các khẩu hiệu được treo trong trường học. 

* Trong khi đọc

1. Lưu ý câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được nhắc ở ngay đầu mạch lập luận

- Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

Quảng cáo

2. Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?

- Các vị vua anh minh đã “yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật”, “lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ”.

3. Lý do chính của việc dựng bia là gì?

Lý do chính của việc dựng bi là: Không chỉ để vinh danh người đỗ đạt mà còn khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn, hâm mộ, rèn luện danh tiết, gắng sức giúp vua.

* Sau khi đọc

Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung đã khẳng định, đề cao vai trò của người hiền tài đối với sự thịnh vượng của một quốc gia, dân tộc. Với lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo thấu tình đạt lý, tác giả đã khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn luyện tài đức dựng xây đất nước, đồng thời đây cũng là bài học quý giá cho thế hệ sau này. 

Quảng cáo

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia | Hay nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

*Trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của các đấng thánh đế minh vương: quý chuộng, yêu mến, đề cao, ban ân, ban danh, bày tiệc

Câu 2 (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Thế thì việc dựng tấm bia đá này lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. 

Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

Quảng cáo

- Luận đề của văn bản: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

- Vì tác giả đã sử dụng luận đề đặt làm tiêu đề cho văn bản, đồng thời nhắc lại nó trong phần mở đầu. 

- Các luận điểm trong bài đều tập trung làm sáng rõ cho luận đề: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” với việc chỉ ra vai trò quan trọng của hiền tài, những việc làm khuyến khích hiền tài của các thánh đế minh vương và ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. 

Câu 4 (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Đoạn (3) có ý nghĩa tiếp nối, bổ sung đối với đoạn (2)

+ Đoạn (2): Những việc đã làm để khuyến khích hiền tài

+ Đoạn (3): Những việc sẽ làm để khuyến khích hiền tài

Câu 5 (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Nội dung: khuyến khích những kẻ sĩ phải có trách nhiệm ra sức báo đáp, gắng sức giúp vua, giúp nước xứng đáng với sự tôn vinh, trọng đãi của nhà vua. 

- Đoạn văn (4) đảm nhận chức năng kết nối nội dung ý nghĩa của đoạn (3) và đoạn (5), đoạn (3) là tiền đề cho đoạn (4) và đoạn (4) là tiền đề cho đoạn (5), giúp cho mạch văn toàn bài được thống nhất, thuyết phục. 

+ Đoạn (3): Việc làm khuyến khích hiền tài bằng cách dựng bia đá đề danh. 

+ Đoạn (4): Khuyến khích hiền tài gắng sức giúp vua, giúp nước xứng đáng với sự trọng dụng

+ Đoạn (5): Ý nghĩa của việc được khắc tên trên bia đá. 

Câu 6 (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Với tư cách là một người truyền đạt “thánh ý”, tác giả đem lại cái nhìn, cách đánh giá khách quan, sáng suốt về việc trọng dụng hiền tài.

- Với tư cách là một kẻ được trọng dụng, tác giả bày tỏ suy nghĩ chủ quan về ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ với vua, với nước, thể hiện thái độ biết ơn, báo đáp đồng thời đưa ra lời khuyến khích với thế hệ sau. 

=> Với hai tư cách như vậy, bài văn bia của tác giả càng có sức thuyết phục, hấp dẫn, xác đáng cả về lý, về tình. 

Câu 7 (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Nguyễn Trãi đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo để lật đổ ách thống trị của nhà Minh, là quân sư đắc lực của Lê Lợi trong việc bày mưu tính kế cũng như soạn thảo các văn bản trả lời quân Minh cho Lê Lợi. Vì vậy, sau khi chiến thắng, Nguyễn Trãi đã được nhà vua ban thưởng xứng đáng, phong tước “Quan phục hầu”, giữ một vị thế lớn trong triều đình nhà Lê. 

- Ngô Thì Nhậm cũng là một hiền tài, nhận được sự trọng dụng của vua Quang Trung. Tin tưởng vào tài năng, trí tuệ của Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung đã giao cho ông việc ngoại giao với nhà Thanh để tính kế lâu dài. Sau chiến thắng của khởi nghĩa Tây Sơn, Quang Trung phong Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh bộ thượng thư. 

Câu 8 (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết có vai trò vô cùng quan trọng trong văn nghị luận. 

+ Xác định mục đích viết giúp người viết luôn tập trung vào đúng đề tài được nói đến, khiến các luận điểm , luận cứ trở nên hệ thống, rõ ràng, chính xác.

+ Bày tỏ quan điểm của người viết giúp văb bản nghị luận tăng thêm tính thuyết phục, thấu tình đạt lý. 

* Kết nối đọc – viết

Câu hỏi (trang 76 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1)

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Gợi ý tham khảo 

Dù ở bất kì giai đoạn nào của lịch sử, trọng dụng người tài vẫn luôn là việc cần thiết. Hiền tài là những con người có học thức, trí tuệ, giỏi giang hơn người và nhân cách tốt đẹp. Trọng dụng người tài không chỉ có ý nghĩa với bản thân người đó mà còn đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Từ xưa đến nay, nhờ có những bậc hiền tài như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh,.... chúng ta mới được sống trong một đất nước hoà bình, thịnh vượng như hiện tại. Nếu không có tri thức và không biết vận dụng tri thức một cách đúng đắn, con người và xã hội sẽ không thể phát triển. Những người tài giỏi luôn biết đưa ra những phương án, cách giải quyết hiệu quả, có được những phương pháp tối ưu, thúc đẩy sự  phát triển của xã hội. Không những thế, họ còn có khả năng nắm bắt thời thế, tiếp thu những xu hướng và sáng tạo ra những cái mới. Vì vậy, trọng dụng người tài vừa giúp họ cảm thấy được tôn trọng mà ra sức cống hiến, vừa là tấm gương, động lực để những người khác cùng noi theo.  

Bài giảng: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Kết nối tri thức - Cô Hoàng Thị Hồng (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:

  • Yêu và đồng cảm

  • Chữ bầu lên nhà thơ

  • Thực hành tiếng Việt trang 86

  • Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

  • Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

  • Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
  • Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
  • Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
  • Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
  • Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
  • Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
  • Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác