Đinh Hải Tú Tuần 7 - Câu 1: Vai trò của ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là công cụ huy động - Studocu

admin

Preview text

Câu 1: Vai trò của ngân sách nhà nước:

Ngân sách nhà nước là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

*Huy động vốn

Vai trò huy động các nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước NSNN là công cụ quan trọng nhất để cung ứng tài chính cho bộ máy nhà nước, để đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Nó đòi hỏi phải có những nguồn thu tài chính nhất định và những nguồn tài chính này được hình thành từ các các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của ngân sách nhà nước mà bất kỳ chế độ xã hội nào cơ chế kinh tế nào ngân sách nhà nước đều phải thực hiện

  • Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết vĩ mô.
  • Điều tiết kinh tế.
  • Chống đọc quyền
  • Kích thích tăng trưởng kinh tế
  • Hạn chế một số ngành nghề
  • Giải quyết vấn đề xã hôi.
  • Chi bộ máy quản lý nhà nước.
  • Chi an ninh quốc phòng.
  • Chi y tế, văn hóa, giáo giục.

–Ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát.

  • Chống lạm phát
  • Chống giảm phát
  • Điều tiết giá

*Thông qua trợ giá, thành lập các quỹ cho vay ưu đi...

  • Ngân sách nhà nước đảm bảo tái đầu tư cho nền kinh tế.
  • Ngân sách nhà nước đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho người dân.
  • Nhà nước sử dụng tiền từ quỹ ngân sách để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

  • Đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho những đối tượng chính sách...

*Đảm bảo sự công bằng:

Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư. Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như thuế thu nhập luỹ tiến, thuế tiêu thụ đặc biệt ... một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Bên cạnh công cụ thuế, với các khoản chi của ngân sách nhà nước như chi trợ cấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội: phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hoá gia

đình... là nguồn bổ sung thu nhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp. Các vai trò trên của Ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của Ngân sách nhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế

Câu 2: Tại sao thong qua thu, chi ngân sách mà có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế?

Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ câu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh chống đuộc quyền.

Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh

Câu 3: Tại sao chi đầu tư cơ sở hạ tậng có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển?

“Cơ sở hạ tầng đóng một vài trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Khoa Công trình luôn mở rộng cánh cửa chào đón những tân sinh viên, những kỹ sư tương lai, từ đó đóng góp một phần công sức vào quá trình kiến thiết đất nước, với những công trình “của người Việt, do người Việt”. Trích Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phát biểu tại Diễn đàn Đối thoại chính sách cao cấp thuộc khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ.

Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển. Ở nhiều nước đang phát triển hiện nay, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đã gây ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ, vốn đầu tư, gây ra những “nút cổ chai kết cấu hạ tầng” ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.

Thực tế trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển cũng là những nước có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển. Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát phát triển, trong đó có Việt Nam và một số thành viên GMS. Ở Việt Nam với quan điểm “Cơ sở hạ tầng đi trước một bước”, trong những năm qua Chính phủ đã dành một mức đầu tư cao cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khoảng 9 – 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào ngành giao thông, năng lượng, viễn thông, nước và vệ sinh...

Chi đầu tư cơ sở hạ tầng: là khoản chi tài chính nhà nước được đầu tư cho các công trình thuộc kết cấu hạ tầng (cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thuỷ lợi, năng lượng, viễn