Bài 1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản SGK Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo | SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo

admin

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1 a

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 5 SGK Lịch sử 11 CTST

Trình bày tiền đề kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 1 trang 5 SGK 

Lời giải chi tiết:

- Tiền đề kinh tế của cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ được thể hiện như sau:

+ Các công trường thủ công ra đời với các nghề phổ biến như len, dạ, vải, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim,…

+ Nhiều trung tâm công – thương nghiệp, tài chính xuất hiện như: An-véc-pen, Am-xtec-đam (Nê-đéc-lan), Mác-xây (Pháp),…

+ Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho công, thương nghiệp. Nhiều lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh ruộng đất, sản xuất hoặc cho thuê.

=> Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mĩ.

? mục 1 b

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 6 SGK Lịch sử 11 CTST

Trình bày những chuyển biến về chính trị, xã hội ở Tây Âu và Bắc Mĩ trước khi cách mạng tư sản bùng nổ

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại nội dung trang 6 SGK 

Bước 2: Quan sát hình 1.4 và 1.5 và đọc phần chú ý để biết tình hình xã hội của Tây Âu thế kỉ XV

Lời giải chi tiết:

- Những chuyển biến về chính trị ở Tây Âu thế kỉ XV:

+ Vào thời kì trung đại, chế độ phong kiến ở các nước Tây Âu bộc lộc nhiều khủng hoảng sâu sắc.

+ Vẫn duy trì chế độ quân chủ độc đoán, nắm giữa cả vương quyền và thần quyền.

+ Tình hình chính trị rối ren với khủng hoảng tài chính, xung đột trong nghị viện và mâu thuẫn với chế độ 3 đẳng cấp.

- Những chuyển biến trong xã hội ở Tây Âu:

+ Một bộ phận phong kiến phân hóa thành quý tộc mới.

+ Sự ra đời của giai cấp tư sản có thực lực, đầy tiềm năng ở Anh, Pháp, Bắc Mỹ.

+ Phương thức kinh doanh đồn điền đã hình thành nên giai cấp chủ nô giàu có

+ Giai cấp công nhân, nông dân, bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa, quý tộc sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng.

? mục 1 c

Trả lời câu hỏi mục 1c trang 7 SGK Lịch sử 11 CTST

Trình bày tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung về tư tưởng trong trang 7 SGK

Lời giải chi tiết:

+ Phong trào Cải cách tôn giáo ra đời những giáo phái mới phù hợp hơn với giai cấp tư sản như Tân giáo, Thanh giáo,…

+ Ở Pháp, xuất hiện trào lưu tư tưởng “Triết học Ánh sáng” với những cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực như Triết học, Sử học, Văn học,…

=> Thời đại con người hướng đến sự giải phóng, dân chủ, bình đẳng hoặc nêu cao tinh thần dân tộc với những nước lệ thuộc.

? mục 2 a

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 8 SGK Lịch sử 11 CTST 

1. Phân tích mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản. Cho ví dụ minh họa

2. Tại sao các cuộc cách mạng tư sản lại đặt ra nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ?

Phương pháp giải:

Bước 1: Xem lại sơ đồ hình 1.8 về mục tiêu của cách mạng tư sản để phân tích

Bước 2: Xem lại sơ đồ hình 1.9 từ đó phân tích về nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ

Lời giải chi tiết:

1. Mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản đều hướng đến các mục tiêu chung và cụ thể như sau:

- Mục tiêu chung: lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, gạt bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển chủ nghĩa tư bản.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Về kinh tế: Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa, cải tiến kỹ thuật

+ Về chính trị: Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất đai bằng pháp luật

- Ví dụ: Ở cuộc cách mạng tư sản của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ đề có mục tiêu chung đó là giải phóng khỏi sự xâm lược của thực dân Anh. Mục tiêu cụ thể là mở đường cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển và hợp nhất thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

2. Mỗi cuộc cách mạng đề cần có nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ bởi vì:

- Nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và cần phải đặt lên hàng đầu đặc biệt với những quốc gia không có độc lập.

- Nhiệm vụ dân chủ là những nhiệm vụ liên quan đến giai cấp

=> Việc xác định được nhiệm vụ dân tộc và dân chủ sẽ giúp cho cuộc cách mạng đi đúng hướng và đặt được mục tiêu cuối cùng của nó.

? mục 2 b

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 9 SGK Lịch sử 11 CTST

Nêu vai trò của tầng lớp quý tộc mới trong cuộc Cách mạng tư sản Anh

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2b trang 9 SGK Lịch sử 11 CTST

Lời giải chi tiết:

- Là lực lượng mới có tư tưởng dân chủ tiến bộ, là bộ phận có thế lực trong xã hội.

- Là giai cấp lãnh đạo của cuộc cách mạng. Một số nhà lãnh đạo tiêu biểu (Ô.Crom.oen, Oa-sinh-tơn,…)

? mục 2 c

Trả lời câu hỏi mục 2c trang 9 SGK Lịch sử 11 CTST

Tại sao nói quần chúng nhân dân là động lực của cách mạng tư sản

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2c trang 9 SGK Lịch sử 11 CTST

Lời giải chi tiết:

Quần chúng nhân dân được gọi là động lực của cách mạng là vì:

- Là lực lượng chính tham gia cách mạng

- Chiếm số lượng đông đảo

- Có tinh thần chiến đấu, khát khao giải phóng 

? mục 3 a

Trả lời câu hỏi mục 3a trang 10 SGK Lịch sử 11 CTST

- Trình bày kết quả của cuộc cách mạng tư sản

- Chọn 1 cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu và trình bày ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản đó

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 3 trang 10 SGK Lịch sử 11 CTST

Lời giải chi tiết:

- Kết quả của cuộc cách mạng tư sản:

+ Xóa bỏ được tàn dư chế độ phong kiến

+ Thiết lập quan hệ sản xuất mới

+ Xây dựng nhà nước pháp quyền

- Ví dụ về ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp:

+ Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:

+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.

+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).

+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.

+ Mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 13 SGK Lịch sử 11 CTST

Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề kinh tế có ý nghĩa như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 1 SGK

Lời giải chi tiết:

- Tiền đề kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng và mang tính quyết định cuộc cách mạng tư sản phát triển theo hướng nào được thể hiện như sau:

+ Các công trường thủ công ra đời với các nghề phổ biến như len, dạ, vải, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim,…

+ Nhiều trung tâm công – thương nghiệp, tài chính xuất hiện như: An-véc-pen, Am-xtec-đam (Nê-đéc-lan), Mác-xây (Pháp),…

+ Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ cho công, thương nghiệp. Nhiều lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh ruộng đất, sản xuất hoặc cho thuê.

=> Sự phát triển mạnh mẽ của tiền đề kinh tế, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mĩ.

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 13 SGK Lịch sử 11 CTST

Hoàn thành bảng so sánh của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mĩ thời cận đại theo gợi ý dưới đây:

Phương pháp giải:

Tìm hiểu nội dung qua internet, sách báo về ba cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp và cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ

Lời giải chi tiết:

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 13 SGK Lịch sử 11 CTST

Tìm hiểu và trình bày về Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (gợi ý: tác giả, nội dung, giá trị lịch sử, trong đó có sự ảnh hưởng tới Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí minh,…)

Phương pháp giải:

Sưu tầm tài liệu qua internet, sách báo.

Lời giải chi tiết:

- Tuyên ngôn Độc lập Mỹ (1776) đã khẳng định “Mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, không thể tước bỏ. Trong số những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp (1789) cũng khẳng định “mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi ích chung”

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng cách trích dẫn những lời bất hủ của "Tuyên ngôn độc lập mĩ" và "tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của pháp. Cả hai bản tuyên ngôn này đều đề cập đến quyền tự do, quyền sống, quyền bình đẳng của con người. Người trân trọng, đề cao những lời lẽ trong hai văn bản này. Người khẳng định: "đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Bởi đây là thành quả của những cuộc cách mạng tháng Tám tiến bộ và chân lí mang đầy tính nhân văn của nhân loại. Nhà văn đấu tranh cho quyền của con người. Từ hai bản tuyên ngôn Bác đã vận dụng sáng tạo. Từ quyền của con người, Bác nâng lên quyền của cả dân tộc. Tầm nhìn sâu rộng của Bác đã tạo nên một lời khẳng định đanh thép: "Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Việc trích dẫn hai văn bản này có tác dụng rất lớn. Nó như một cách "gậy ông đập lưng ông", đập tan mọi luận điệu xảo trá của kẻ thù, tố cáo tội ác của chúng.