Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời gian nào? (Miễn phí)

admin

Câu hỏi:

25/09/2019 46,010

A. Những năm 60 của thế kỉ XX.

Đáp án chính xác

B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Đáp án: A

Giải thích:

Đến những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ phát triển không ổn định thường xuyên gặp phải nhiều cuộc khủng hoảng, suy thoái. Cùng với sự vươn lên của Tây Âu, Nhật Bản làm cho nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt.

Nhà sách VIETJACK:

🔥 Đề thi HOT:

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.

B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.

C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.

D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.

Câu 2:

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa.

D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Câu 3:

Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích gì?

A. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị.

B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính.

C. Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới.

D. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.

Câu 4:

Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1945 đến 1975.

B. Từ năm 1950 đến 1980.

C. Từ năm 1918 đến 1945.

D. Từ năm 1945 đến 1950.

Câu 5:

Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Nhật

Câu 6:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai Đảng nào thay nhau nắm quyền ở Mĩ?

A. Đảng Dân chủ và Đảng Độc lập.

B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

C. Đảng Cộng hòa và Đảng Độc lập.

D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.

Câu 7:

Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ suy giảm?

A. Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

B. Nền kinh tế Mĩ không ổn định, vấp phải suy thoái, khủng hoảng.

C. Mĩ chi khoản tiền lớn cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược.

D. Ở Mĩ liên tục xảy ra các cuộc nội chiến.